Khám phá các sân vận động Việt Nam hiện đại bậc nhất năm 2023

Sân vận  động Hòa Xuân

Nền bóng đá nước ta đã và đang đạt được những thành tựu lớn trong những năm gần đây. Bên cạnh sự tò mò về các cầu thủ, huấn luyện viên,…Gần đây các sân vận động đang là điểm nóng gây sự chú ý. Hãy cùng Bsports tìm hiểu các sân vận động hiện đại nhất nước ta năm 2023.

Sân vận động Cần Thơ

Sân vận động tại Cần Thơ
Sân vận động tại Cần Thơ

Nếu các bạn thắc mắc sân vận động nào là SVĐ đẹp và lớn nhất Việt Nam thì câu trả lời sẽ là sân vận động Cần Thơ. Đây là SVĐ đa năng được xây dựng từ năm 1980. Nó được khánh thành vào 19/05/1983 tại phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP Cần thơ. SVĐ Cần Thơ cũng được sửa chữa và trang bị lại vào năm 1998 và vừa cải tạo xong vào năm 2019. Vào thời điểm xây dựng, đây là SVĐ lớn nhất Đông Nam Á và đồng thời cũng là SVĐ có sức chứa lớn nhất nước ta. 

Đặc điểm:

  • Khán đài A: Đây là khán đài có sức chứa 8.000 chỗ ngồi trong đó có 85 ghế VIP.
  • Khán đài B: Khán đài B có sức chứa lớn nhất với quy mô lên đến 12.000 ghế.
  • Khán đài C: 5.000 ghế.
  • Khán đài D: 5.000 ghế.

Như vậy, với quy mô SVĐ Cần Thơ có sức chứa đến 30.000 chỗ ngồi và thể chứa khoảng 45.000 người, và đây cũng là sân vận động có sức chứa lớn nhất Việt Nam tính tới hiện tại. Nét độc đáo và tạo ấn tượng mạnh nhất đối với SVĐ Cần Thơ chính là hình lòng chảo đặc biệt của khán đài được xây dựng theo kiểu đắp đất.

Sân vận động quốc gia Mỹ Đình

Mỗi khi nhắc đến bóng đá nước ta thì SVĐ quốc gia Mỹ Đình luôn là cái tên được tìm kiếm đầu tiên. Bởi đây không chỉ là nơi diễn ra các trận đấu quan trọng mà nó còn được xếp vào top 10 SVĐ đẹp và lớn nhất Việt Nam. SVĐ quốc gia Mỹ Đình tọa lạc tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sân được xây dựng và năm 2002, đến ngày 02/09/2003 SVĐ được khánh thành. Đồng thời nó cũng là địa điểm tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á năm 2003.

Đặc điểm:

  • Khán đài A và B (khán đài phía đông và phía tây) gồm có hai tầng và cao khoảng 25,8 m (85ft).
  • Khán đài C và D (khán đài phía nam và phía bắc) được xây dựng với quy mô nhỏ hơn với chỉ 1 tầng duy nhất và cao khoảng 8,4m (28ft).
  • Bao gồm 450 ghế VIP và 160 ghế dành cho các nhà báo và tổng  sức chứa của SVĐ Mỹ Đình rơi vào khoảng 40.192 chỗ ngồi.

SVĐ quốc gia Mỹ Đình gắn liền với các sự kiện thể thao lớn của Việt Nam với quốc tế như Giải AFC Champion League 2008. Đây cũng là nơi tổ chức nhiều sự kiện giải trí với sự góp mặt của nhiều tên tuổi lớn như nhóm nhạc Super Junior, ca sĩ Kate Miller,…

Sân vận động quốc gia Mỹ Đình
Sân vận động quốc gia Mỹ Đình

Sân vận động Đồng Nai

Sân vận động Đồng Nai
Sân vận động Đồng Nai

SVĐ Đồng Nai là một sân vận động tọa lạc tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Sân vận động được thiết kế với mặt cỏ tự nhiên và chủ yếu được sử dụng để tổ chức các trận đấu bóng đá. Nơi đây cũng được biết đến như là sân nhà của Câu lạc bộ Bóng đá Đồng Nai.

Đặc điểm:

  • Khán đài A: 2.000 chỗ ngồi.
  • Khán đài B: Đây là khán đài có quy mô rộng nhất với sức chứa lên đến con số 14.000 chỗ ngồi.
  • Khán đài C: 7.000 chỗ ngồi.
  • Khán đài D: 7.000 chỗ ngồi.

Tổng kết lại sân vận động Đồng Nai có sức chứa là 30.000 chỗ ngồi. Nếu bạn không biết, hiện tại SVĐ Đồng Nai là SVĐ có hệ thống đèn điện hiện đại nhất tại Việt Nam. Vào năm 2013, tỉnh Đồng Nai đã chi hơn 20 tỷ đồng (~ 944.738 USD) để lắp đặt hệ thống ánh sáng. Năm 2015, SVĐ Đồng Nai cũng được thay đổi diện mạo đẹp và tươi mát hơn. Tất cả nhờ vào cách phủ nhựa tổng hợp lên đường chạy sân điền kinh.

Sân vận động Thiên Trường

Sân vận động Thiên Trường
Sân vận động Thiên Trường

SVĐ Thiên Trường được xây dựng tại đường Đặng Xuân Thiều, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Đây cũng là một trong những sân vận động có sức chứa lớn nhất tại Việt Nam. SVĐ còn được biết đến với tên gọi SVĐ Chùa Cuối và được xây dựng từ những năm 60 – 70 của thế kỷ XX. Đồng thời, SVĐ Thiên Trường cũng được đánh giá rất cao khi mang vẻ đẹp mỹ thuật. Kèm theo đó là chất lượng công trình chỉ đứng sau SVĐ quốc gia Mỹ Đình. 

Đặc điểm:

  • Khán đài A và B: Cả hai khán đài A và B đều có sức chứa 10.000 người, trong đó chỉ riêng khán đài A có mái che.
  • Khán đài C và D: Hai khán đài C và D đều có quy mô 5.000 người.

Hiện tại, SVĐ Thiên Trường có sức chứa vào khoảng 30.000 chỗ ngồi. Bên cạnh đó, sân vận động còn có 4 phòng dành cho vận động viên. Có 4 phòng dành cho huấn luyện viên, 3 phòng y tế  và phòng cho khách VIP,…

SVĐ Thiên Trường là nơi tổ chức các giải bóng đá nam, nữ trong nước và quốc tế với các sự kiện lớn. Điển hình như: Giải vô địch bóng đá U17 Đông Nam Á 2006, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2010. SVĐ cũng được ví như là “Chảo lửa Thiên Trường” bởi khán giả đến xem các trận thi đấu thường rất đông và hầu như là kín ghế.

Sân vận động Lạch Tray

SVĐ Lạch Tray được xây dựng năm 1957 từ một sân quần ngựa và nơi đây gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử Việt Nam. SVĐ Lạch Tray nằm ở đường Lạch Tray , quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Năm 1963, SVĐ Lạch Tray chính thức diễn ra các trận đấu một bảng. Đến năm 1972, Hoa Kỳ ném bom đánh phá miền Bắc Việt Nam. Tại thời điểm đó các phòng thuộc khán đài A và B tại SVĐ được sử dụng làm nơi cấp cứu. Năm 1995, sân vận động Lạch Tray được sửa chữa, mở rộng thêm hai khán đài C và D, sửa chữa mặt sân và đường chạy điền kinh.

Đặc điểm:

  • Khán đài A (theo hướng Đông – Bắc): Là khán đài có quy mô rộng và hiện đại nhất với kết cấu hai tầng. Sân có mái che bê tông với sức chứa lên đến 15.000 người.
  • Khán đài B (theo hướng Tây – Nam): Khán đài sắp xếp các ghế theo chữ “Lạch Tray”. Đồng thời, sân còn là nơi tụ tập của lượng lớn khán giả có sức cổ vũ mạnh mẽ, kết cấu chỉ gồm một tầng có mái che, sức chứa khoảng hơn 10.000 người.
  • Khán đài C và D: Hai khán đài này không được lắp ghế ngồi, sân cũng không có mái che và được đặt ở vị trí xa cầu môn nhất, sức chứa của mỗi khán đài chỉ khoảng 2.500 người.

Như vậy, tổng sức chứa của sân vận động Lạch Tray là 30.000 người. Đây là nơi dùng để tổ chức các trận đấu bóng đá nữ Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003. Sân cũng là nơi diễn ra các giải bóng đá, điền kinh khác.

Sân vận động Lạch Tray
Sân vận động Lạch Tray

Sân vận động Thống Nhất

Sân vận động thống nhất

SVĐ Thống Nhất từng là sân vận động lớn và hiện đại bậc nhất của nền bóng đá Việt Nam, nó được xây dựng vào năm 1929. SVĐ Thống Nhất từng “vang bóng một thời” và được chọn làm sân vận động quốc gia. Bởi vì ở đây có nhiều yếu tố cấu thành và không thể không kể đến lối thiết kế độc đáo, phá cách của SVĐ. SVĐ Thống Nhất nằm tại 138 Đào Duy từ, quận 10, thành phố HCM.

Đặc điểm:

  • Khán đài A: được chia thành 2 phần với khán đài A1 – A2 – A3 có sức chứa 2.250 ghế có mái che và còn được bố trí 18 ghế VVIP. Khán đài A4 – A5 đều chứa 2.000 chỗ ngồi.
  • Khán đài B: 5.000 chỗ ngồi.
  • Khán đài C và D: Hai khán đài C và D đều có quy mô 4.000 chỗ ngồi.

SVĐ Thống Nhất có sức chứa là khoảng 15.000 người. Đây được xem là sân nhà của V.League Thành phố Hồ Chí Minh, cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động thể thao lớn trong nước và quốc tế.

Sân vận động Thống Nhất
Sân vận động Thống Nhất

Sân vận động Tự Do

SVĐ Tự Do tọa lạc tại đường Nguyễn Công Trứ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nó được xếp vào trong top 10 những sân vận động đẹp và lớn nhất Việt Nam.. Sân được đặt tên là Stade Olympique de Hué. Đến thời nhà Nguyễn, SVĐ được đổi tên thành sân vận động Bảo Long.

SVĐ Tự Do có tổng diện tích là 7ha với sức chứa khoảng 16.000 chỗ ngồi. SVĐ Tự Do là SVĐ đầu tiên và duy nhất có kiến trúc đường lòng chảo kiên cố. Nơi đây không chỉ tổ chức các trận đấu bóng đá mà còn là nơi tổ chức các hoạt động đua xe đạp, đua xe moto,…

Sân vận động Tự Do
Sân vận động Tự Do

Sân vận động Hàng Đẫy

SVĐ Hàng Đẫy được xây dựng vào năm 1934 tại đường Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây cũng được xem là SVĐ lớn nhất của nước ta. Với sức chứa khoảng 22.500 chỗ ngồi. SVĐ Hàng Đẫy gắn liền với đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam trước khi có SVĐ quốc gia Mỹ Đình. Đặc biệt, trong khoảng năm 2006, SVĐ Hàng Đẫy đã được đổi tên thành SVĐ Hà Nội.

Đây là sân nhà của 3 CLB Hà Nội, Viettel và Công an Hà Nội. Đồng thời cũng là nơi tổ chức rất nhiều giải bóng đá nam, nữ trong nước và quốc tế. Gần đây nhất là giải AFF Suzuki Cup 2018 tại trận vòng bảng Việt Nam và Campuchia.

Sân vận động Hàng Đẫy
Sân vận động Hàng Đẫy

Sân vận  động Hòa Xuân

SVĐ Hòa Xuân được khánh thành vào năm 2016 tại quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng. Đây là sân vận động thứ hai ở Việt Nam sau SVĐ Pleiku chỉ được sử dụng để tổ chức các hoạt động, các giải bóng đá. Địa điểm này được biết là sân nhà của Câu lạc bộ SHB Đà Nẵng.

SVĐ có sức chứa khoảng hơn 20.500 chỗ ngồi với quy mô 4 khán đài A, B,C và D. Trong đó, khán đài A cao 5 tầng có 140 ghế VIP, các khán đài còn lại chỉ gồm 1 tầng. SVĐ được đầu tư khủng với hơn 300 tỷ chi phí xây dựng. Mặt sân thiết kế trồng cỏ chất lượng cao, hệ thống thoát nước ngầm dạng xương cá. Sân được lắp đặt hệ thống tưới nước mặt sân tự động hiện đại nhất hiện nay. 

Sân vận  động Hòa Xuân
Sân vận  động Hòa Xuân

Sân vận động Gò Đậu

SVĐ Gò Đậu hay SVĐ Bình Dương nằm ngay trung tâm thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương. Sân này được xem như sân nhà của câu lạc bộ Becamex Bình Dương. SVĐ Gò Đậu được xây dựng gồm 4 khán đài và có sức chứa rơi vào khoảng 18.250 chỗ ngồi.

Sân vận động Gò Đậu
Sân vận động Gò Đậu

Trên đây là bài bài viết về tin tức thể thao được Bsports tổng hợp và khái quát lại sân vận động đẹp và có quy mô lớn nhất nước ta 2023. Nếu có thắc mắc gì thì hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được giải đáp.

Xem thêm:

Trả lời

Liên hệ support