Sân vận động Thống Nhất – Sân đấu “bận rộn” của bóng đá Việt

Khán đài của sân Thống Nhất có sức chứa lên đến 19.450 chỗ ngồi

Một trong những địa điểm tổ chức những giải bóng đá lớn trong nước đó là sân vận động Thống Nhất. Kể từ khi hình thành cho đến nay sân này đã khoác lên mình một diện mạo mới. Đây cũng là sân nhà của Câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn và câu lạc bộ bóng đá TP. Hồ Chí Minh. Hãy cùng Bsports tìm hiểu rõ hơn về sân vận động này ngay dưới đây.

Lịch sử hình thành của sân vận động Thống Nhất

Được xây dựng năm 1968 và sân vận động đã gắn liền với niềm đam mê bóng đá của người dân Sài Thành. Sân Thống Nhất là một trong những công trình thiết kế của kỹ sư người Nhật Bản.

Khi mới xây dựng, sân có tên là Renault Field (đặt theo tên của Chủ tịch thành phố lúc đó – Philippe Oreste Renault). Sau đó đổi sang tên là Sân vận động Cộng Hòa. Sau năm 1975 đổi tên thành sân vận động Thống Nhất cho đến ngày nay.

Sân Thống Nhất được xây dựng năm 1968 và có tên là Renault Field
Sân Thống Nhất được xây dựng năm 1968 và có tên là Renault Field

Kiến trúc của sân vận động Thống Nhất

Sân Thống Nhất tọa lạc tại số 138 đường Đào Duy Từ, Phường 6, Quận 10, Thành phố HCM. Hiện tại đây là sân nhà của CLB bóng đá Sài Gòn và CLB bóng đá TPHCM thuộc giải V-League.

Khuôn viên của sân vận động Thống Nhất có tổng diện tích 36.540m2. Kích thước khu vực sân là 68m x 100m. Riêng phần sân điền kinh có diện tích 8 đường vòng chạy 400m và 10 đường thẳng chạy 100m.

Khán đài của sân Thống Nhất có sức chứa lên đến 19.450 chỗ ngồi gồm 4 khán đài A, B, C, D:

  • Khán đài A: Được chia thành 5 khu từ A1 – A5: Khán đài A1, A2, A3 có sức chứa 2.250 chỗ ngồi có mái che. Đây cũng gồm có khán đài VIP được bố trí 18 ghế và VIP là 192 ghế ngồi. Khán đài A4, A5 có 4.000 chỗ ngồi.
  • Khán đài B: Có sức chứa lên đến 5.000 chỗ ngồi.
  • Khán đài C, D: Lên đến 8.000 chỗ ngồi.

Những hàng ghế ngồi ở sân vận động Thống Nhất được thiết kế theo dạng bậc thang. Chính điều này mang đến sự tiện lợi cho khán giả khi ngồi xem bóng đá. Xung quanh sân có phòng chức năng, bãi đỗ xe riêng. Tất cả đều được bảo đảm an ninh cùng với đó là nhiều tiện ích khác với mục đích phục vụ người hâm mộ tốt nhất.

Khán đài của sân Thống Nhất có sức chứa lên đến 19.450 chỗ ngồi
Khán đài của sân Thống Nhất có sức chứa lên đến 19.450 chỗ ngồi

Sân vận động Thống Nhất và những lần nâng cấp

Được xếp vào là sân vận động lớn của cả nước, cho nên sân Thống Nhất luôn nhận được nhiều sự nâng cấp. Bởi điều này sẽ góp phần giúp sân đạt chuẩn những sân bóng châu Âu:

Sân vận động lột xác trước mùa giải mới

Sân Thống Nhất được đầu tư 30 tỷ VNĐ cho việc lắp đèn led, ghế ngồi ở khán đài, phòng thay đồ… Nơi đây được ví như “hồng nhan” trong số những sân vận động nổi tiếng nước ta.

Mặc dù có vẻ ngoài lộng lẫy, hoành tráng thế nhưng thời gian đầu của V-League khán giả đến rất ít. Trung bình mỗi trận đấu chỉ khoảng nửa vạn người (5 nghìn người). Thậm chí, trong trận đấu giữa Sài Gòn FC và Sanna Khánh Hòa (V-League 2018) số khán giả chỉ có 2.000 người.

Với thành tích dần cải thiện của hai CLB TP.HCM và Sài Gòn FC thì số lượng cổ động viên gia tăng dần. Ví như trận đấu tranh vô địch tại mùa giải 2020 giữa Sài Gòn FC và Viettel thì người hâm mộ đã lấp đầy sân. 

Mặt cỏ sân vận động Thống Nhất tốt nhất Việt Nam

Đầu mùa giải 2019, sân Thống Nhất được đầu tư 8 tỷ VNĐ để thay đổi bề mặt sân cỏ. Loại cỏ Bermuda chất lượng hiện đại bậc nhất thế giới được đưa vào sử dụng. Điều này giúp sân vận động lọt top những sân có chất lượng mặt cỏ hàng đầu. Theo ý kiến của một số HLV cũng như cầu thủ bề mặt cỏ của sân Thống Nhất đạt tiêu chuẩn cỏ của những giải vô địch bóng đá ở châu Âu.

Sân vận động Thống Nhất lột xác trước mùa giải mới
Sân vận động Thống Nhất lột xác trước mùa giải mới

Sân Thống Nhất – Địa điểm tổ chức những sự kiện thể thao nổi bật

Sở hữu trang bị cơ sở vật chất hiện đại, mặt sân đẹp cùng sức chứa lớn. Sân Thống Nhất luôn là địa điểm tổ chức nhiều sự kiện thể thao cả trong và ngoài nước. Dưới đây là một số sự kiện được đăng cai tổ chức tại sân vận động Thống Nhất

  • Năm 1964: Tổ chức Giải vô địch điền kinh trẻ AFC.
  • Năm 1998: Giải vô địch điền kinh AFF.
  • Năm 2003: Đăng cai Bộ môn bóng đá nam của Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games 22).
  • Năm 2008: Nơi thi đấu của Cúp bóng đá châu Á AFC.
  • Năm 2010, 2011, 2013: Giải vô địch điền kinh trẻ AFF U19.
  • Năm 2014: Cúp điền kinh châu Á AFC.
  • Năm 2015: Giải điền kinh vô địch nữ AFF.
  • Năm 2016: Giải vô địch điền kinh thiếu niên châu Á.
  • Năm 2020: Cúp vô địch điền kinh quốc gia.
  • Địa điểm thi đấu vòng bảng AFC Champions League 2022.
  • Vòng bảng, bán kết khu vực Đông Nam Á Cúp AFC 2022.

Bên cạnh đó, trong suốt những mùa giải bóng đá diễn ra, sân vận động Thống Nhất luôn được chọn là địa điểm thi đấu sân nhà. Nhất là giải bóng đá vô địch quốc gia và là nơi tỏa sáng của nhiều cầu thủ, vận động viên.

Kết luận

Những thông tin thể thao được Bsports chia sẻ đã giúp bạn đọc hiểu chi tiết về sân vận động Thống Nhất. Mong rằng sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về sân bóng này. Nếu có cơ hội anh em hãy đến sân Thống Nhất và chiêm ngưỡng những trận bóng kịch tính diễn ra tại đây.

Xem thêm:

Trả lời

Liên hệ support