Những điều bạn cần biết về giải vô địch bóng đá Việt Nam

Giai đoạn 2012 tới nay: Giải vô địch bóng đá Việt Nam và sự lột xác

Trải qua thời gian dài phát triển, Giải vô địch bóng đá Việt Nam hiện đang là sân chơi uy tín và đẳng cấp nhất của nền túc cầu nước ta. Trong bài viết này, mời các độc giả cùng Bsport tìm hiểu về quá trình hình thành nên một V – League như ngày hôm nay nhé.

Lịch sử thành lập của Giải vô địch bóng đá Việt Nam

Phải khẳng định một điều, niềm yêu thích của người Việt với bóng đá là vô cùng to lớn. Kể từ khi du nhập vào nước ta, ai ai cũng yêu thích môn thể thao xoay quanh trái bóng tròn này. Cũng chính vì vậy, việc Giải vô địch bóng đá Việt Nam ra đời là lẽ tất yếu, mặc cho hoàn cảnh lịch sử có nhiều khó khăn.

Giai đoạn non trẻ của giải bóng đá Việt Nam

Xuất phát từ năm 1955, khi nước ta vừa giải phóng thành công được vỏn vẹn 10 năm. Thời điểm bấy giờ, giải hạng A miền Bắc chính là sân chơi bóng đá hàng đầu của cả nước. Bất chấp tình hình chiến tranh chống Mỹ diễn ra căng thẳng, niềm yêu thích thể thao của con dân đất Việt vẫn không hề suy giảm.

Giai đoạn non trẻ của Giải vô địch bóng đá Việt Nam
Giai đoạn non trẻ của Giải vô địch bóng đá Việt Nam

Những đội bóng như Thể Công, Công an Hà Nội, Than Quảng Ninh, … là những lá cờ đầu của giải đấu khi đó. Cho tới năm 1976, sau khi 3 miền đất nước đã được thống nhất, hệ thống Giải vô địch bóng đá Việt Nam diễn ra với 3 giải nhỏ hơn: giải Hồng Hà (Bắc), giải Trường Sơn (Trung), giải Cửu Long (Nam).

Đến những năm 1980 – 2000, bóng đá nước nhà đi tới giai đoạn có nhiều biến động. Sự thiếu thống nhất trong thể thức, tiêu cực về các mặt tổ chức và tài trợ khiến nền túc cầu Việt điêu đứng. Đỉnh điểm là năm 1999, do thi đấu mà không có các biện pháp xử lý tiêu cực nên Việt Nam không có giải đấu bóng đá.

Quá trình chuyên nghiệp hóa giải bóng đá Việt Nam

Từ năm 2000, nhận thấy bóng đá nước nhà không thể cứ tiếp tục như này, giải đấu chính thức đổi sang thể thức mới. Các đội bóng có quyền sử dụng cầu thủ nhập tịch hoặc các ngoại binh, chính thức đổi tên thành V – League.

Dần dần, số lượng các đội bóng được tham gia Giải vô địch bóng đá Việt Nam trở nên nhiều hơn. Từ 10 đội năm 2000, con số tăng dần lên 12, rồi 14 đội. Tưởng chừng như nền bóng đá đã có bước tiến mới, tuy vậy tình hình vẫn chẳng khả quan hơn là bao.

Sau khi lên thể thức chuyên nghiệp, các tồn đọng trước đây vẫn cứ tiếp tục tái diễn. Hối lộ trọng tài, dàn xếp tỷ số, 2 đội bóng cùng chung một ông bầu. Người hâm mộ thời điểm những năm 2008 – 2010 còn chẳng buồn theo dõi giải bởi quá nhiều lùm xùm bên ngoài sân cỏ.

Xem thêm:

>> Bị thẻ đỏ thì sao? – Tìm hiểu về chiếc thẻ đỏ trong bóng đá

>> Thẻ vàng thẻ đỏ – Khái niệm và ý nghĩa trong bóng đá

Giai đoạn 2012 tới nay: Giải vô địch bóng đá Việt Nam và sự lột xác

Thời điểm năm 2012 đánh dấu một cột mốc quan trọng với V – League, đó là sự xuất hiện của VPF (Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam). Đơn vị này được thành lập nhằm chịu trách nhiệm và quản lý V – League cùng hệ thống giải trong nước. Kể từ đây, các tiêu cực đã ngày một giảm thiểu.

Giai đoạn 2012 tới nay: Giải vô địch bóng đá Việt Nam và sự lột xác
Giai đoạn 2012 tới nay: Giải vô địch bóng đá Việt Nam và sự lột xác

Mặc dù cho còn rất nhiều những vấn đề phát sinh trong từng mùa giải (khâu tổ chức, vấn đề về trọng tài, các tình huống ngoài sân cỏ, …), song nói chung tình trạng đã được cải thiện nhiều. Chất lượng giải đấu đã tốt hơn, người hâm mộ cũng đã trở lại để ủng hộ cho nền bóng đá nước nhà.

Cho tới nay, Giải vô địch bóng đá Việt Nam vẫn được quan tâm và ủng hộ bởi rất nhiều đơn vị. 14 đội tham dự theo thể thức thi đấu lượt đi – lượt về tính điểm xếp hạng, cống hiến cho các khán giả những trận đấu với chuyên môn được cải thiện về nhiều mặt.

Tương quan chất lượng Giải vô địch bóng đá Việt Nam

Tính tới thời điểm hiện tại, Giải vô địch bóng đá Việt Nam vẫn được đánh giá cao về chất lượng so với khu vực. Tuy nhiên, để công tâm mà nói, vẫn có những điều chúng ta cần thẳng thắn với nhau về V – League thời điểm hiện tại:

Chất lượng chuyên môn của các cầu thủ trong nước

Nhìn chung, V – League vẫn là giải đấu bị ảnh hưởng nhiều bởi các ngoại binh. Một đội bóng sở hữu dàn cầu thủ ngoại chất lượng có thể ảnh hưởng lớn tới kết quả của cả giải. Ngoài ra, việc lạm dụng ngoại binh cũng khiến các cầu thủ Việt khó lòng cọ xát và phát triển, tác động trực tiếp tới cả đội tuyển quốc gia.

Tương quan chất lượng Giải vô địch bóng đá Việt Nam
Tương quan chất lượng Giải vô địch bóng đá Việt Nam

Những vấn đề về xử lý tình huống của các trọng tài

Trước khi VAR tới với Việt Nam năm 2023 này, các quyết định của trọng tài vẫn luôn là đề tài gây tranh cãi. Nhiều lần các trọng tài đưa ra quyết định sai ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng chuyên môn của trận đấu. Dù cho đã có công nghệ VAR hỗ trợ, nhưng hiệu quả vẫn chưa thể đạt được bằng các cường quốc.

Tranh cãi về lợi ích của các nhà tài trợ

Dẫu cho nhiều năm phát triển, Giải vô địch bóng đá Việt Nam vẫn luôn cần có nhà tài trợ. Không chỉ cho giải, các đội bóng cũng tương tự như vậy. Chính vì thế, việc xung đột lợi ích của các bên tài trợ giải cũng trở thành vấn đề đau đầu mà giải này đang phải đối mặt.

Vụ việc điển hình chính là CLB Hoàng Anh Gia Lai – tập đoàn Carabao xung đột với VPF ngay trước thềm V – League 2023. Sự xung đột này thậm chí nghiêm trọng tới mức HAGL chỉ xíu nữa đã rút khỏi giải, do không được phép quảng bá hình ảnh của Carabao trong thời gian V – League diễn ra.

Lời kết

Dẫu cho vẫn còn nhiều điều cần phải khắc phục, song Giải vô địch bóng đá Việt Nam vẫn đang ngày một tiến bộ. Hy vọng rằng chúng ta sẽ được chứng kiến thêm nhiều những bước tiến mới của giải trong tương lai, vì một nền bóng đá Việt Nam phát triển và hùng mạnh. Đừng quên theo dõi Bsport để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về thể thao nữa nhé!

Trả lời

Liên hệ support